Bí đái vs châm cứu
- Bí đái cấp tính có thể do bị tê tuỷ sống, hoặc sau khi sinh đẻ gây nên. Bệnh có thể gặp ở những bệnh nhân nam giới cao tuổi bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt, hoặc ở bệnh nhân thanh niên hay trung niên bị thắt hẹp niệu đạo (di chứng của bệnh lậu, hoặc bị chấn thương) hoặc do sỏi niệu đạo. Bệnh nhân mót đái nhiều nhưng không thể đái được, đồng thời đau buốt không thể chịu được, căng tức vùng bàng quang. Nếu do sỏi niệu đạo thì có thể đẩi máu và đau buốt nhiều.
- Bí đái kéo dài chủ yếu do nhiều rối loạn chức năng khác nhau gây nên. Người bệnh có thể âm thầm chịu đựng mặc dầu bàng quang bị căng tức.
- Điều trị: chọn huyệt tại chỗ phối hợp huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Châm kích thích mạnh.
- Chỉ định huyệt: (a) Trung cực, Quan nguyên, Tam âm giao. (b) Bàng quang du, Thứ liêu, Âm lăng tuyền.
- Ghi chú:
- a-Thường sử dụng những huyệt thuộc nhóm (a). Khi châm huyệt uan nguyên và huyệt Trung cực, cảm giác có thể lan truyền tới lỗ niệu đạo. Liên tục vê kim 3 – 5 phút trên huyệt Tam âm giao. Nếu kết quả không rõ rệt thì có thể kích thích các huyệt thuộc nhóm (b).
- b- Nếu không kết quả, kể cả châm cứu lẫn điều trị nội khoa bằng Tây y và Y học cổ truyền, và cũng không thể thông được, nên tiến hành châm bên trên xương mu hoặc phẫu thuật mở bàng quang.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét