Bước đường tương lai gian khổ
Đợi bàn chân mình đạp đổ chông gai


TRƯỞNG NGUYỄN

Thai chết lưu nửa đầu thời kỳ thai nghén

Chẩn đoán và xử trí thai chết lưu ở nửa đầu thời kỳ thai nghén

I.    Định nghĩa:

  + Thai chết lưu là tình trạng thai bị chết lưu lại trong tử cung quá 48 giờ!
  + Thai chết lưu gây ra hai nguy cơ lơn cho mẹ: Rối loạn đông máu dưới dạng chảy máu vì đông máu rải rác trong thành mạch(CIVD)
  + Nhiễm trùng nhanh nặng khi vỡ ối
  + Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ. Đặc biệt là những người mẹ hiếm con

II.Triệu chứng lâm sàng

1 .Triệu chứng cơ năng

  + Bệnh nhân có dấu hiệu có thai trước đó như:Tắt kinh,nghén,bụng to dần lên,hCG (+).Siêu âm đã thấy túi ối, âm vang thai,hoạt động tim thai trong buồng tử cung!
  + Ra huyết âm đạo tự nhiên,màu đen, đỏ thẫm, ít một kéo dài
  + Không đau bụng
  + Bệnh nhân thấy bụng bé đi hoặc không thấy bụng to lên mặc dù đã mất kinh lâu rồi!

2 .Triệu chứng toàn thân

  + Thường ít thay đổi.Có thể có xuất huyết dưới da,niêm mạc nếu như có rối loạn đông máu!

3  .Triệu chứng thực thể

  + Thăm âm đạo kết hợp với nắn bụng thấy
  + Tử cung bé hơn so với tuổi thai
  + Mật độ tử cung chắc hơn so với khi có thai
  + CTC dài, đóng kín.
  + Máu đen hoặc đỏ thẫm ở âm đạo
III. Cận  lâm sàng
  + hCG dương tính nếu như thai mới chết ,âm tính nếu như thai chết lâu.
  + Siêu âm cho chẩn đoán sớm và chính xác rất có giá trị!
  + Có thể thấy tim thai mà không có âm vang thai trong buồng tử cung
  + Có thể thấy túi ối mà không có âm vang thai.Hay còn gọi là hình ảnh túi ối rỗng!
  + Hình ảnh túi ối rỗng càng chắc chắn khi mà thai chết lưu kích thước lớn,bờ túi ối méo mó không đều
  + Nếu nghi ngờ có thể siêu âm lại sau một tuần để có kết luận chính xác!
  + Định lượng Fibrinogen máu(Bình thường 4-4,5 g/l) Nếu giảm dưới 2 g/l thì có nguy cơ rối loạn đông máu
  + Công thức máu chú ý đến bạch cầu.Nếu bạch cầu tăng cao có nguy cơ nhiễm trùng ối!

IV. Chẩn đoán

1.  Chẩn đoán xác định

  + Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng (đặc biệt là siêu âm)đã kể trên

2.  Chẩn đoán phân biệt

A  .Doạ sẩy thai sống,thai sống
  + Thường chẩn đoán nhầm do vội vàng khi khám!Do đó khi mà nghi ngờ thai chết lưu cần phải thăm khám nhiều lần bởi nhiều người có kinh nghiệm để có chẩn đoán chính xác
B.  Chửa trứng thoái triển
+ Giống
  + Dấu hiệu có thai
  + Ra máu âm đạo tự nhiên, đen
  + Không đau bụng
  + Tử cung bé hơn tuổi thai
+  Khác
  + Siêu âm có hình ảnh tuyết rơi
  + Nhiều khi cần phải dựa vào giải phẫu bệnh mới chẩn đoán phân biệt
c. Chửa ngoài tử cung
  Giống
  + Có dấu hiệu có thai
  + Ra máu ít một màu nâu đen
  + Đau bụng nếu như chuẩn bị sẩy
  + Tử cung bé hơn tuổi thai
Khác
  + Cạnh tử cung có khối ấn đau
  + Siêu âm không có túi ối, âm vang thai,tim thai trong buồng tử cung
  + Cạnh tử cung có khối âm vang không đồng nhất!
d. U xơ tử cung
   Giống
  + Có ra máu âm đạo
   Khác
  + Không có dấu hiệu có thai
  + Siêu âm có hình ảnh của nhân xơ

3.     Chẩn đoán nguyên nhân

a.     Nguyên nhân từ mẹ

  + Bệnh mạn tính:Cao huyết áp,viêm gan,suy thận,    thiếu máu
  + Bệnh nội tiết: Đái tháo đường ,Base dow
  + Tiền sản giật
  + Nhiễm ký sinh trùng vi rút :Sốt rét ác tính,toxsoplasma,giang mai,viêm gan B,sởi ,cúm
  + Nhiễm độc cấp ,mạn tính:Thuốc chữa ung thư, tia xạ
  + Một số yếu tố thuận lợi
  + Tuổi mẹ cao(>40) hoặc quá trẻ <15
  + Dinh dưỡng kém,lao động vất vả
  + Tiền sử thai chết lưu

b.    Nguyên nhân do thai

  + Rối loạn nhiễm sắc thể
  + Dị dạng :Não úng thuỷ,vô sọ
  + Bất đồng nhóm máu Rh
  + Đa thai

c.      Nguyên nhân do phần phụ

  + Dây rốn: Thắt nút,xoắn vặn,dây ngắn tuyệt đối…
  + Bánh rau: Xơ hoá ,bị bong
  + Ối : đa ối,thiểu ối
  + Tử cung dị dạng hoặc nhi tính,kém phát triển
  + 20%-50% số trường hợp thai chết lưu là không tìm thấy nguyên nhân!

V .Xử trí

1.  Thái độ xử trí

  + Không vội vàng trong chẩn đoán và xử trí!
  + Lấy thai chết lưu ra khỏi tử cung
  + Điều chỉnh các rối loạn đông máu nếu có
  + Chống nhiễm khuẩn
  + Động viên an ủi bà mẹ

      2. Cụ thể

     A.   Điều chỉnh rối loạn đông máu nếu có

  + Nếu Fibrinogen < 2g/l có nguy có CIVD và tan máu.Ta cần điều chỉnh lại trước khi can thiệp lấy thai ra:
  + Fibrinogen truyền tĩnh mạch
  + Máu tươi toàn phần hoặc máu mới lấy < 3 ngày
  + Thuốc chống tiêu sinh sợi huyết : EAC 8-12 g.Transamine 250-1000mg truyền tĩnh mạch
  + Một số tác giả Mỹ còn dung Heparin 5000-10000 đơn vị/24 giờ.Nhưng ở Việt Nam chưa áp dụng

 B  .Nong cổ  tử cung và nạo

  + Chỉ áp dụng cho tử cung bé hơn tử cung có thai < 3 tháng hoặc cao tử cung < 8 cm
  + Thủ thuật nạo khó hơn so với nạo thai sống vì xương thai cứng.Rau thai xơ hoá bám chắc vào tử cung
  + Phải cho giảm đau trước nạo,thuốc co tử cungvà kháng sinh sau nạo
  + Chảy máu thường xuất hiện  sau nạo vài tiếng đồng hồ nhưng đa số đáp ứng tốt với điều trị nội khoa.Bảo tồn tử cung với điều kiện trước khi điều trị nội phải đảm bảo tử cung sạch,không có rách cổ tử cung
  + Gây sẩy thai, chuyển dạ
  + Khi mà thai to không thể nạo được

C  .Phương pháp Stein
  + Bệnh nhân được dung estrogen và quinine trước khi truyền Oxytocin
  + Cụ thể Benzogynestryl 10 mg/ngày trong 3 ngày
  + Ngày thứ 4 truyền  Oxytocin tĩnh mạch.Liều tối đa 30 đơn vị /ngày

D . Truyền Oxytocin tĩnh mạch đơn thuần
  + Bệnh nhân được truyền tĩnh mạch ngay mà không cần phải dung estrogen trước

E  .Dùng prostaglandin
  + là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay.Thuốc được ưa chuộng nhất là Prostagandin E2 ngư Prostine,Nalador.
  + Ở Việt Nam dung viên Cytotex đặt âm đạo ,với liều 100microgam /1lần cách 12 giờ đặt một lần.Ngoài ra có thể Cytotex ngậm dưới lưỡi.Chú ý phải giữ màng ối cho CTC mở hết
  + Theo dõi sau khi lấy thai lưu ra
  + Rối loạn đông máu
  + Nhiễm khuẩn

  + Hỗ trợ động viên cho sản phụ

 yhanoi360
Share on Google Plus

HMU360

yhanoi360 tiếp sức giấc mơ chinh phục kiến thức y học.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét