Bước đường tương lai gian khổ
Đợi bàn chân mình đạp đổ chông gai


TRƯỞNG NGUYỄN

Chẩn đoán hình ảnh bệnh lý gan mật

Chẩn đoán hình ảnh bệnh lý gan mật

Chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng trong định bệnh lý gan mật : chẩn đoán xác định có tắc mật, vị trí chỗ tắc, nguyên nhân gây tắc mật và góp phần trong điều trị bệnh lý gan mật.
1.Siêu âm:
 giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán các bệnh gan mật. Là phương pháp an toàn không xâm lấn, rẻ tiền, cơ động, cho kết quả nhanh và có độ nhạy cao trong chẩn đoán hệ thống đường mật đặc biệt là túi mật, do đó nó được lựa chọn trước tiên ngay cả trong cấp cứu khi nghi ngờ bệnh lý gan mật.Siêu âm thường sử dụng trong:
- Kiểm soát các bất thường về đường mật: cho thấy kích thước, vị trí của sỏi;sự dãn hay hẹp  hay tắc nghẽn đường mật
- Đánh giá tình trạng gan mật ở những bệnh nhân đau ¼ trên bên phải của bụng
- Phân biệt nguyên nhân vàng da trong ngoài gan
- Phát hiện khối u gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, tầm soát carcinoma tế bào gan trên những bệnh nhân có nguy cơ cao (Viêm gan siêu vi B mạn, xơ gan, bệnh Hemochromatosis do lắng động sắt)
- Ngoài ra, thận, tuyến tụy và các mạch máu cũng thường có thể nhìn thấy trên siêu âm gan mật. Siêu âm cũng có thể đánh giá kích thước lách và do đó giúp chẩn đoán lách to, trong tăng áp cửa.
Sử dụng siêu âm nội soi có thể hỗ trợ thêm cho các phương pháp tiếp cận bất thường gan mật.
Tuy nhiên,siêu âm cũng khó phát hiện bệnh lý ở những bệnh nhân có hiện diện nhiều khí trong đường ruột hoặc béo phì.
Sỏi mật: siêu âm là cực kỳ chính xác (độ nhạy > 95%) cho những sỏi mật đường kính > 2 mm. Nội soi siêu âm có thể phát hiện sỏi nhỏ, vào khoảng 0,5 mm trong túi mật hoặc hệ thống đường mật. Ngoài ra,siêu âm bụng và siêu âm nội soi cũng có thể xác định bùn mật với echo thấp
Hình ảnh viêm túi mật trên siêu âm đặc trưng bởi: Thành túi mật dày (> 3 mm),dịch lỏng quanh túi mật viêm,sỏi kẹt ở cổ túi mật,sự co bóp nhịp nhàng của túi mật với đầu dò siêu âm (dấu hiệu Murphy siêu âm)
2. Doppler siêu âm:
 phương pháp không xâm lấn được sử dụng để đánh giá dòng chảy máu và tắt hẹp mạch máu xung quanh gan, đặc biệt là tĩnh mạch cửa. Sử dụng lâm sàng bao gồm phát hiện tăng áp cửa, đánh giá tắt shunts gan, tình trạng tắt hẹp tĩnh mạch cửa trước khi cấy ghép gan và phát hiện huyết khối động mạch gan sau khi cấy ghép, phát hiện cấu trúc bất thường mạch máu.
3. CT scan : 
CT được xem là kỹ thuật hình ảnh chính xác, thường được sử dụng để xác định khối u gan, đặc biệt là khối u nhỏ di căn, với độ chính xác khoảng 80%. Nó cho thấy hình ảnh của sỏi, dãn đường mật trong và ngoài gan, ngoài ra phát hiện gan nhiễm mỡ và lắng đọng sắt. CT với chất cản quang tiêm tĩnh mạch chẩn đoán u máu ở gan cũng như phân biệt chúng với u khác ở bụng.CT hữu ích hơn so với siêu âm và thường được chỉ định khi siêu âm gặp khó khăn như bệnh nhân béo phì, có nhiều hơi trong ruột…
Hình: CT scan trục cắt ngang qua phần dưới của thùy phải gan cho thấy nhiều sang thương giảm đậm độ trong gan tương ứng với tình trạng dập nhu mô gan.

4.Chụp X quang đường mật:
 sau khi tiêm chất cản quang cho phép chẩn đóan khá chính xác tình trạng viêm túi  mật cấp do sỏi kẹt cổ túi mật với hình ảnh không nhìn thấy túi mật trên film vì thuốc không đi vào túi mật(trừ trường hợp cho kết quả dương tính giả trong một số bệnh nhân bị bệnh nặng). Ngoài ra, cũng có thể phát hiện rò rỉ mật( sau phẩu thuât hay chấn thương),các bất thường về cấu trúc giải phẩu.Tuy nhiên, kỹ thuật này hiếm khi cần thiết trên lâm sàng để chẩn đoán viêm túi mật cấp tính.
5. Xạ hình gan:
được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn và các tổn thương gan ( áp xe, khối u di căng, xơ gan).Tuy nhiên phần lớn đã được thay thế bởi siêu âm và CT-scan.
6. X-quang bụng đứng: 
thường không hữu ích cho chẩn đoán các rối loạn gan mật,không nhạy cho sỏi mật, trừ khi sỏi vôi hóa lớn.Đôi khi thấy hình ảnh hơi bất thường trong đường mật, vôi hóa túi mật.
7. MRI:
 hình ảnh mạch máu (không sử dụng tương phản), ống dẫn, và nhu mô gan.MRI tốt hơn CT và siêu âm để chẩn đoán bất thường ống mật chủ(đặc biệt là sỏi)và rối loạn gan (gan nhiễm mỡ, bệnh hemochromatosis, u máu trong gan).Ngoài ra, MRI cho thấy hình ảnh của hệ thống ống mật tụy có thể so sánh với các kỹ thuật xâm lấn như ERCP,PTC .MRI cũng cho thấy hình ảnh mạch máu rõ ràng và do đó bổ sung siêu âm Doppler và chụp mạch CT trong chẩn đoán các bất thường mạch máu và lập bản đồ mạch máu trước khi ghép gan.
8. Chụp mật – tụy ngược dòng (ERCP = Endoscopic Retrograde Cholangio Pancreatography); được thực hiện bởi bác sĩ nội soi tiêu hóa. ERCP là chẩn đoán hình ảnh xâm nhập nhẹ, qua ống nội soi xuống đến tá tràng D2, một ống thông được đưa vào đường mật qua cơ vòng Oddi và thuốc cản quang được bơm để chụp đường mật. ERCP cho hình ảnh đường tiêu hóa trên,đường mật tụy rất rõ ràng nhất là đối với tắc mật vị trí thấp, xác định vị trí và nguyên nhân tắc mật, sinh thiết; ngoài ra ERCP còn có khả năng điều trị các thương tổn làm tắc hẹp đường mật tụy như lấy sỏi đường mật, đặt stent, cắt cơ vòng Oddi.Tuy nhiên cũng có biến chứng viêm tụy, chảy máu xảy ra mặc dù không cao.
Hình: ERCP đường mật

9. Chụp mật xuyên gan qua da (PTC = Percutanous Transhepatic Cholangiography):
được thực hiện bởi bác sĩ Xquang; PTC là một chẩn đoán hình ảnh xâm nhập, với sự hướng dẫn huỳnh quang hoặc siêu âm,một kim Chiba chuyên dùng được đâm qua da vào đến đường mật trong gan, sau đó thuốc cản quang được bơm để chụp động mạch. PTC cho hình ảnh đường mật rất rõ ràng nhất là đối với tắc mật cao, xác định vị trí và nguyên nhân tắc mật; ngoài ra PTC cũng có khả năng điều trị như giải áp đường mật. Tuy nhiên, ERCP thường được ưa thích bởi vì PTC gây ra nhiều biến chứng hơn (ví dụ, nhiễm trùng, chảy máu, rò rỉ mật).


Share on Google Plus

HMU360

yhanoi360 tiếp sức giấc mơ chinh phục kiến thức y học.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét