Chẩn đoán và xử trí thai chết lưu trong nửa sau của thời kỳ thai nghén
I. Định nghĩa:
+ Thai chết lưu là tình trạng thai
chết bị lưu lại trong tử cung trên 48 giờ
+ Thai chết lưu gây ra :
+ Rối loạn đông máu dưới dạng chảy
máu do đông máu rải rác trong lòng mạch(CIVD)
+ Nhiễm khuẩn ối
+ Ảnh hưởng tâm lý tình cảm người
mẹ. Đặc biệt người mẹ hiếm con
II.Triệu chứng lâm
sàng
1. Triệu chứng cơ năng
+ Bệnh nhân có dấu hiệu có
thai:Thai máy tháng thứ 4, đo được cao tử cung,siêu âm thấyhình ảnh thai,hoạt
động của tim thai trong tử cung.Nghe đượctim thai bằng ống nghe gỗ.Sờ được các
bộ phận của thai
+ Hiện nay bênh nhân không thấy
thai máy nữa. Đây là lý do chính mà bệnh nhân phải đi khám.
+ Bụng không thấy to lên thậm trí thấy
bé đi
+ Vú tiết sữa non. Đây là triệu
chứng mà bệnh nhân chú ý tới
+ Ra máu âm đạo rất ít gặp
+ Nếu như bệnh nhân trước đó bị
tiền sản giật hoặc bị bệnh tim thì thấy bệnh giảm ,hoặc dễ chịu hơn
2.Triệu
chứng thực thể
+ Khó sờ thấy các phần của thai
+ Không nghe thấy tim thai bằng ống
gỗ
+ Đo chiều cao tử cung thấy giảm so
với lần trước. Đặc biệt có ý nghĩa khi mà cung một người đo!
+ Thăm âm đạo kết hợp với nắn bụng
thấy tử cung nhỏ hơn tuổi thai
+ CTC đóng kín.Nếu CTC mở thì thấy
đầu ối hình quả lê.
III. Cận lâm sàng
+ Siêu âm là thăm dò chủ yếu và cho
kết quả chính xác nhất
+ Không thấy hoạt động của thai,của
tim thai
+ Moritoring không thấy hoạt động
của tim thai
+ Xquang bụng không chuẩn bị,chụp
buồng ối ít được sử dụng do có hại cho mẹ và thai nhi nếu như thai còn sống
+ Có thể thấy hình ảnh chồng khớp
sọ .Dấu hiệu Spalding I,khi thai chết khoảng 10 ngày
+ Cột sống gấp khúc(Dấu hiệu
Spalding II)
+ Vòng sáng quanh đầu(Dấu hiệu
Devel)
+ Thấy bong hơi trong buồng tim và
mạch máu lớn(Dấu hiệu Robert)
+ Định lượng Fibrinogen để đánh giá
ảnh hưởng của thai nhi lên quá trình đông máu
+ Bình thường 4-4,5 g/l.Nếu
fibrinogen < 2g/l có nguy cơ gây rối loạn đông máu dướ dạng chảy máu do đông
máu rải rác thành mạch (CIVD).Nếu nư thai vẫn còn trong buồng tử cung thì phải
theo dõi fibrinogen hàng tuần. Đây là xét nghiệm không thể thiếu được trước khi
có can thiệp cho thai ra
IV. Chẩn đoán
1. Chẩn đoán xác định
+ Dựa vào lâm sàng,cận lâm sàng
2. Chẩn đoán phân biệt
+ Trong trường hợp này ít đặt ra
3. Chẩn đoán nguyên nhân
Do mẹ
+ Bệnh lý mạn tính: Cao huyết
áp,suy thận,viêm gan mạn tính…
+ Bệnh lý nội tiết: Đái tháo
đường,Basedow…
+ Tiền sản giật
+ Nhiễm ký sinh trùng,vi rút:Ký
sinh trùng sốt rét,vi rút sởi ,cúm
+ Nhiễm độc cấp man tính như tia xạ
,thuốc chữa ung thư
Do con
+ Rối loạn nhiễm sắc thể
+ Thai dị dạng: Não úng thuỷ,vô sọ…
+ Bất đồng nhóm máu :Rh,ABO
+ Đa thai
+ Do phần phụ
Dây rốn:
+ Thắt nút ,ngắn tuyệt đối…
+ Bánh rau vôi hoá,xơ hoá ,bị bong
+ Ối: thiểu ối hoặc đa ối
+ Tử cung dị dạng,nhi tính,kém phát
triển
+ 20-50% không xác định được nguyên
nhân.
V.
Xử
trí
1. Thái độ xử trí
+ Không vội vàng trong chẩn đoán và
điều trị
+ Lấy thai ra hỏi tử cung
+ Điều chỉnh các rối loạn đông máu
nếu có.
+ Chống nhiễm khuẩn nếu có
2. Điều trị cụ thể
+ Điều chỉnh rối loạn đông máu
+ Nếu fibrinogen < 2g/l thì ta
cần điều chỉnh rối loạn đông máu trước khi can thiệp lấy thai ra bằng cách:
+ Fibrinogen truyền tĩnh mạch
+ Truyền máu tươi.Hoặc máu mới
lấy<3 ngày
+ Các thuốc chống tiêu sinh sợi
huyết :EAC 8-12 g,transamine 250-1000mg truyền tĩnh mạch
+ Một số tác giả Mỹ dung Heparin
5000-10000 đơn vị/24 giờ.Nhưng ở Việt Nam chưa áp dụng
Gây
sẩy thai,chuyển dạ
Phương
pháp Stein
+ Bệnh nhân được dùng trước
estrogen và quinine sau đó truyền Oxytocin tĩnh mạch
+ Cụ thể Benzogynestryl 10mg/ngày
trong 3 ngày
+ Đến ngày thứ 4 truyền Oxytocin
tĩnh mạch liều tối đa 30 đơnvị/Ngày
Phương
pháp Oxytocin đơn thuần:
Dùng
Prostaglandin là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay
+ Đó là sử dụng các Prostaglandin
E2 như:Prostine,Nalador
+ Ở Việt Nam dung viên Cytotex đặt
âm đạo 100 microgam cứ 12 giờ đặt một lần.Ngoài ra có thể ngậm dưới lưỡi
Cytotex.Nếu cần có thể dung thêm Oxytocin
+ Chú ý giữ màng ối cho tới khi CTC
mở hết!
Theo
dõi sau lấy thai
+ Đánh giá rối loạn đông máu
+ Đánh giá tình trạng nhiễm
trùng.Cho kháng sinh dự phòng
+ Tư vấn , động viên an ủi cho bệnh
nhân
+ Chú ý: Không vội vàng trong chẩn
đoán và điều trị!\
yhanoi360
0 nhận xét:
Đăng nhận xét