Bước đường tương lai gian khổ
Đợi bàn chân mình đạp đổ chông gai


TRƯỞNG NGUYỄN

Ngất và cách điều trị


Ngất và cách điều trị

Ngất là dấu hiệu báo trước của một số bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân tự hết ngất và có tới 85% bệnh nhân chỉ bị ngất một lần trong đời.

Một số nghiệm pháp và thăm dò trong chẩn đoán ngất
Điện tâm đồ cơ bản: Với điện tâm đồ cơ bản, có thể chẩn đoán nguyên nhân ngất trong các trường hợp sau: ngất liên quan tới bệnh tim thiếu máu cục bộ, loạn nhịp.

Siêu âm tim: Siêu âm tim được sử dụng thường xuyên như là một kỹ thuật thường quy để phát hiện bệnh tim ở bệnh nhân có ngất. Nếu có bệnh tim thực thể từ trung bình đến nặng, nếu chỉ bị bệnh tim nhẹ được phát hiện bởi siêu âm thì khả năng ngất do nguyên nhân tim không cao.

Nghiệm pháp gắng sức: Nghiệm pháp gắng sức nên thực hiện ở các bệnh nhân bị các cơn ngất trong hoặc ngay sau gắng sức. Theo dõi huyết áp, cần theo dõi điện tâm đồ cẩn thận trong cả hai giai đoạn này vì ngất có thể xảy ra trong khi 
hoặc ngay sau gắng sức.
 Ngất xảy ra trong quá trình gắng sức có thể là do tim. Ngất do phản xạ xảy ra do hạ huyết áp không có nhịp chậm. Trái lại, ngất sau gắng sức hầu như không thay đổi do thần kinh tự động hoặc do cơ chế qua trung gian thần kinh và được đặc trưng bởi hạ huyết áp có thể phối hợp với nhịp chậm hoặc vô tâm thu, điển hình ở những người không có bệnh tim.
Ngoài ra, các biện pháp như thông tim, theo dõi điện tâm đồ, nghiệm pháp ATP, thăm dò điện sinh lý cũng được dùng để chẩn đoán nguyên nhân gây ngất.
Các phương pháp điều trị ngất
Tái phát ngất phụ thuộc vào việc chẩn đoán đúng và hiệu quả của việc điều trị như cấy máy tạo nhịp tim có thể dự phòng được ngất ở những bệnh nhân có nhịp tim quá chậm hay bị blốc nhĩ thất hoàn toàn nhưng không có tác dụng đối với nhịp chậm ở những người bị ngất do thần kinh. Thậm chí nếu có thể điều trị dự phòng được ngất cũng không thể dự phòng được đột tử như trong trường hợp bệnh nhân bị hội chứng QT kéo dài.
Dùng thuốc chẹn bêta giao cảm có thể dự phòng được cơn ngất nhưng không dự phòng được tử vong. Ngược lại, nếu bệnh nhân bị cơn tim nhanh thất hay rung thất có thể phòng ngừa đột tử bằng cách cấy máy phá rung tự động vào trong cơ thể nhưng không phòng ngừa được cơn ngất tái phát vì bệnh nhân có thể bị ngất do cơn tim nhanh thất trước khi máy phá rung hoạt động.
Điều trị ngất qua trung gian thần kinh còn phức tạp hơn. Một cách điều trị có hiệu quả cho các bệnh nhân này là thuốc chẹn bêta giao cảm, tuy nhiên trong thực tế bản thân thuốc chẹn bêta giao cảm có thể gây ra ngất. Do vậy không nhất thiết tất cả các cơn ngất và các bệnh nhân ngất đều cần được điều trị. Nhiều bệnh nhân tự hết và có tới 85% bệnh nhân chỉ bị ngất một lần trong cả cuộc đời.
Ngất qua trung gian thần kinh (do thần kinh tim) là đáp ứng hệ thần kinh thực vật dẫn đến giãn mạch quá mức làm hạ huyết áp và gây ngã quỵ. Đây là phản xạ do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tự động của tim làm nhịp tim chậm, hạ huyết áp, co mạch não... Phản xạ thần kinh tim có thể khởi phát bởi nhiễm virut nặng hoặc rối loạn thần kinh thực vật do di truyền. Khởi phát có thể do cảm xúc, đau, mệt mỏi, trầm cảm và mất ngủ. Các tình trạng nặng nề hơn có thể do thiếu máu cơ tim, hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn...
Vậy dùng thuốc gì cho chứng ngất?
Với những bệnh nhân ngất do thần kinh tim có cơn ngất tái phát thường xuyên thì việc điều trị bằng thuốc có thể cần thiết. Điều trị có thể hơi ngược như thuốc chẹn bêta giao cảm để dự phòng nhịp chậm và hạ áp. Một số cách khác để điều chỉnh phản xạ: ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, kháng cholinergic (disopyramide), theophyline, tạo nhịp tim, ăn thêm muối, tập thể dục, đi tất dài...
Tạo nhịp tim
Với những trường hợp bệnh nhân thường bị ngất lịm do nhịp chậm, một số nghiên cứu cho thấy tạo nhịp 2 buồng tim có thể có hiệu quả.
Các phương pháp điều trị hỗ trợ không dùng thuốc
Nên ăn uống đủ chất và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Một số người ngất không phải do có bệnh lý nguy hiểm gì mà do cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là những người do ăn kiêng quá mức và ăn kiêng không đúng đã làm cho cơ thể bị thiếu đột ngột nhiều chất dinh dưỡng. Đối tượng hay gặp là những phụ nữ  có thể hình thừa cân - béo phì muốn nhịn ăn để giảm cân nhanh chóng. Cũng có một số trường hợp ngất do làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi. Do vậy cùng với ăn uống đầy đủ chất thì thời gian làm việc phải điều độ và phù hợp với khả năng dẻo dai của từng người. Tình trạng này hay gặp ở học sinh - sinh viên trong mùa thi.
Tăng cường tập thể dục thể thao: Tập luyện đều đặn có thể gia tăng phản xạ và nhờ đó có thể làm tăng khả năng thích ứng của bệnh nhân với nhiều bệnh trong đó có chứng ngất. Tập luyện có thể đạt hiệu quả ở hơn 90% bệnh nhân mà không cần dùng đến thuốc, lại an toàn. Cách tập luyện này là cách điều trị cơ bản cho một vài dạng ngất do thần kinh tim và có hiệu quả khá cao. Các bài tập cho bệnh nhân ngất do tim thường chỉ là đi bộ, vận động bằng những bài tập tại chỗ nhẹ nhàng. Thời gian tập thể thao có thể tăng dần lên nếu cơ thể đáp ứng tốt. Tuy nhiên tất cả các bệnh nhân bị chứng ngất do bất kỳ bệnh lý nào gây ra cũng cần đi kiểm tra bệnh thường xuyên, kể cả khi bệnh có xu hướng ổn định, điều này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa...

Share on Google Plus

HMU360

yhanoi360 tiếp sức giấc mơ chinh phục kiến thức y học.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét